Blog

Mẫu kịch bản chatbot bán hàng miễn phí, thông dụng cho mọi ngành nghề

Chatbot giờ đây đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp và việc ứng dụng chatbot ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai chatbot một cách hiệu quả. Dù một phần mềm chatbot mạnh mẽ với nhiều tính năng có thể giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xây dựng kịch bản chatbot bán hàng, nhưng thành công cuối cùng phụ thuộc 90% vào tư duy của doanh nghiệp.

Thấu hiểu những khó khăn của các chủ doanh nghiệp trong việc tạo ra các kịch bản chatbot bán hàng, CloudGO đã tổng hợp các mẫu chatbot cho nhiều lĩnh vực kinh doanh và các nhóm khách hàng khác nhau. Hãy khám phá ngay!

Kịch bản chatbot mẫu là gì?

Kịch bản chatbot mẫu là một tập hợp các câu hỏi và câu trả lời được thiết lập sẵn để chatbot có thể tự động tương tác với người dùng. Kịch bản này thường được xây dựng để hướng cuộc trò chuyện theo các mục tiêu kinh doanh, ví dụ như giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ giải đáp thắc mắc hoặc các vấn đề của khách hàng liên quan đến dịch vụ/sản phẩm, hoặc thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng.

Kịch bản chatbot mẫu có thể bao gồm các đoạn hội thoại chào hỏi, thu thập thông tin, giải đáp thắc mắc và đề xuất các hành động tiếp theo cho khách hàng, để đảm bảo chatbot luôn đưa ra các phản hồi phù hợp và hữu ích, dựa trên nhu cầu của người dùng.

Có nhiều loại kịch bản chatbot khác nhau, mỗi loại được thiết kế để đáp ứng các mục đích cụ thể của doanh nghiệp. Một vài kịch bản chatbot bán hàng phổ biến bao gồm:

  • Kịch bản bán hàng (Sales Chatbot): Hướng dẫn khách hàng qua quy trình mua hàng, từ giới thiệu sản phẩm, tư vấn lựa chọn đến hỗ trợ thanh toán.
  • Kịch bản chăm sóc khách hàng (Customer Support Chatbot): Xử lý các thắc mắc, khiếu nại hoặc các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
  • Kịch bản thu thập thông tin (Lead Generation Chatbot): Thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng để sử dụng cho các chiến dịch marketing hoặc bán hàng sau này.
  • Kịch bản hướng dẫn và đào tạo (Onboarding Chatbot): Hỗ trợ người dùng mới làm quen với các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Kịch bản thu hút và giữ chân khách hàng (Engagement Chatbot): Tương tác chủ động với khách hàng để giữ họ ở lại trang web hoặc ứng dụng lâu hơn.
  • Kịch bản chatbot hỗ trợ đặt lịch hẹn (Appointment Scheduling Chatbot): Giúp khách hàng tự động sắp xếp lịch hẹn với doanh nghiệp một cách đơn giản và tiện lợi.

Các kịch bản này có thể được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với từng lĩnh vực và mục tiêu kinh doanh cụ thể, nhằm đảm bảo chatbot hoạt động một cách tối ưu.

Tổng hợp các mẫu kịch bản chatbot bán hàng

Mẫu kịch bản chatbot bán hàng cho mọi khách hàng

Dưới đây là một số mẫu kịch bản chatbot bán hàng dành cho các phân loại khách hàng khác nhau:

1. Khách hàng mới

Cách chào đón khách hàng sẽ khác nhau ở mỗi lĩnh vực. Tuy nhiên, các kịch bản này đều cần gây ấn tượng mạnh với khách hàng ngay lần đầu tiên. Hiện nay nhiều chatbot hỗ trợ cá nhân hóa nội dung tin nhắn theo giới tính và tên khách hàng, và đây là một cách tốt để gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Kịch bản cho khách hàng mới cần được xây dựng một cách khoa học và phù hợp với nhu cầu của nhóm khách hàng này. Đảm bảo kịch bản đủ ấn tượng nhưng không quá dài, vừa đủ để cung cấp những thông tin có giá trị cho khách hàng.

Dưới đây là một vài kịch bản chatbot bán hàng cho khách hàng mới:

  • Kịch bản chào hỏi và yêu cầu tư vấn từ nhân viên:
  • Chào anh/chị (Tên khách hàng), cảm ơn anh/chị đã ghé thăm cửa hàng CloudSKIN. Anh/chị đang quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ nào của bên em ạ? (Gửi danh mục các sản phẩm bán chạy) Em sẽ giúp anh/chị chọn sản phẩm phù hợp.
  • Kịch bản xin thông tin khách hàng:
  • Để shop có thể hỗ trợ tốt hơn, anh/chị vui lòng cho em xin một vài thông tin về (tình trạng da của khách hàng, nhu cầu nếu là cửa hàng bán mỹ phẩm; hoặc size đồ, loại vải yêu thích nếu là cửa hàng thời trang),…
  • Kịch bản giới thiệu sản phẩm/dịch vụ:
  • CloudSKIN giới thiệu tới anh/chị sản phẩm mới nhất, đang bán chạy nhất của cửa hàng – Kem dưỡng da hoa anh đào. Đây là sản phẩm đột phá trong việc sử dụng các sản phẩm thuần chay để chăm sóc da, hứa hẹn sẽ không làm anh/chị thất vọng về hiệu quả dưỡng da. Sản phẩm tạo cảm giác thoải mái khi apply lên da, không gây bí bách, da đủ độ ẩm, căng bóng và mềm mại.

Nếu anh/chị cần tư vấn thêm hoặc có thắc mắc gì, bên em sẽ hỗ trợ ngay lập tức nhé.

  • Kịch bản yêu cầu liên hệ lại:
  • Cảm ơn anh/chị đã mua hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề gì trong quá trình sử dụng sản phẩm, anh/chị vui lòng liên hệ qua số Hotline: … hoặc qua fanpage của CloudSKIN để được xử lý kịp thời nhé.

Bằng cách sử dụng các kịch bản này, bạn có thể tạo ra trải nghiệm chatbot thú vị và gần gũi hơn với khách hàng mới, tăng cơ hội chuyển đổi và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả hơn.

2. Khách hàng cũ

Việc ứng dụng các công cụ tự động vào việc chăm sóc khách hàng cũ đang ngày càng trở nên phổ biến. Một trong những hình thức được ưa chuộng là sử dụng chatbot. Chatbot có thể chăm sóc khách hàng một cách tự động, linh hoạt và nhanh chóng hơn so với các hình thức khác.

Các kịch bản chatbot bán hàng hiệu quả để CSKH cũ bao gồm:

  • Lấy ý kiến khách hàng
  • Gửi thông tin mới nhất
  • Ghi nhận trải nghiệm của khách hàng
  • Gửi thông tin khuyến mãi, ưu đãi

Ví dụ mẫu kịch bản:

  • Chatbot: “Chào [Tên khách hàng], rất vui được gặp lại anh/chị tại cửa hàng! Anh/chị có hài lòng với sản phẩm/dịch vụ mà anh/chị đã từng sử dụng không ạ?”
  • Khách hàng: “Có, tôi rất hài lòng.”
  • Chatbot: “Tuyệt vời! Bên em hiện đang có chương trình khuyến mãi đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết. Anh/chị có muốn nhận thông tin chi tiết không?”

3. Khách hàng VIP

  • Chatbot: “Xin chào [Tên khách hàng VIP], cửa hàng thực sự rất trân trọng sự ủng hộ và đồng hành của anh/chị trong suốt thời gian qua! Hôm nay, bên em có một ưu đãi đặc biệt dành riêng cho anh/chị: [Chi tiết ưu đãi]. Anh/chị có muốn tận dụng ưu đãi đặc biệt này không?”
  • Khách hàng: “Cho tôi biết thêm chi tiết về ưu đãi này.”
  • Chatbot: “Đây là một ưu đãi hấp dẫn, độc quyền và không thể bỏ lỡ, chỉ dành riêng cho khách hàng VIP của bên em. Anh/chị cũng có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ VIP của bên em bất kỳ lúc nào nếu cần.”

4. Khách hàng tiềm năng

Doanh nghiệp thường chi một khoản tiền nhất định để thu hút khách hàng tiềm năng về Fanpage của mình. Thông thường, những khách hàng này cần thêm thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng nội dung chatbot phù hợp với nhu cầu này của khách hàng, tránh để khách hàng rời đi sau vài câu hỏi.

Ví dụ:

  • Chatbot: “Xin chào! Anh/chị có quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bên em không ạ? Em có thể giúp gì cho anh/chị hôm nay?”
  • Khách hàng: “Tôi đang quan tâm đến sản phẩm dưỡng da. Da tôi là da khô và cần được cấp ẩm.”
  • Chatbot: “Dạ vâng, bên em đang có sản phẩm ABC dành cho da khô. Đây là một lựa chọn tuyệt vời! Anh/chị có muốn nhận tư vấn miễn phí hoặc dùng thử sản phẩm trong 7 ngày không?”

5. Khách hàng trung thành

Mục tiêu của kịch bản chatbot bán hàng cho khách hàng trung thành là tăng cường mối quan hệ, thể hiện sự biết ơn và cung cấp thông tin có giá trị để tiếp tục duy trì sự hài lòng và gắn bó của khách hàng.

Ví dụ về mẫu chatbot bán hàng cho khách hàng trung thành:

  • Chatbot: “Chào [Tên khách hàng], cảm ơn anh/chị đã luôn tin tưởng và sử dụng dịch vụ của bên em! Anh/chị đã tích lũy được [số điểm thưởng] điểm thưởng. Anh/chị có muốn đổi điểm tích lũy để lấy phần thưởng không?”
  • Khách hàng: “Có, tôi muốn đổi điểm.”
  • Chatbot: “Anh/chị có thể đổi [số điểm] điểm để lấy [phần thưởng] mà mình mong muốn. Hãy chọn phần thưởng mà anh/chị muốn nhận ở đây nhé!”

Những kịch bản trên được thiết kế để phù hợp với từng loại khách hàng, tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và thúc đẩy quá trình bán hàng một cách hiệu quả. Chatbot không chỉ hỗ trợ khách hàng mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài với từng nhóm đối tượng.

Bài viết liên quan