Blog

KhaothiOnline – Đòn bẩy trong chuyển đổi số giáo dục

Trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục, một giai đoạn đang thu hút sự chú ý nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót về công cụ, khả năng thực hiện và dữ liệu: đó chính là kiểm tra – đánh giá. Đây không chỉ đơn thuần là việc soạn đề, chấm bài hay ghi điểm. Mà là một hệ sinh thái toàn diện về đo lường và phản hồi, giúp học sinh học tập tốt hơn, giáo viên giảng dạy hiệu quả hơn, và các trường học – hoặc cơ quan quản lý – có thể quản lý giáo dục dựa trên dữ liệu thực tế.

1. KhaothiOnline – Nền tảng quản lý toàn diện thi, kiểm tra – đánh giá

KhaothiOnline, một sản phẩm của Trung tâm Giải pháp Giáo dục GS EDUHN – FPT, hiện là một nền tảng số hóa toàn bộ quy trình đánh giá, từ khâu soạn đề, tổ chức thi, chấm điểm đến cấp chứng chỉ và phân tích dữ liệu.

Hệ sinh thái KhaothiOnline kết hợp tư vấn chuyên môn, phần mềm quản lý thi, giám thị ảo và phân phối đề thi, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau từ giáo dục phổ thông, đại học đến các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Đã được triển khai tại gần 500 đơn vị, với hơn 25.000 tài khoản giáo viên, trên 1 triệu tài khoản thí sinh và hơn 8 triệu lượt thi đã diễn ra, KhaothiOnline không chỉ phục vụ cho giáo dục chính quy mà còn được mở rộng sang các kỳ thi hành chính, tuyên truyền và sát hạch nghề nghiệp.

2. Đánh giá truyền thống – nút thắt trong chuyển đổi số

Ngày nay, việc đánh giá học sinh – sinh viên vẫn chủ yếu được thực hiện thủ công: từ việc ra đề, tổ chức thi đến chấm điểm chưa được số hóa hoàn toàn. Điều này dẫn đến những hệ quả:

  • Thiếu sự liên tục và kịp thời: Chỉ tập trung vào việc đánh giá cuối kỳ, bỏ lỡ cơ hội hỗ trợ sớm cho người học.
  • Thiếu tính minh bạch, chuẩn hóa: Việc đánh giá dễ bị cảm tính do thiếu rubric, phân tích đề hoặc chuẩn đầu ra.
  • Khó khăn trong việc mở rộng, giám sát: Các kỳ thi quy mô lớn vẫn phụ thuộc vào phương pháp thủ công, tiềm ẩn rủi ro về an toàn và gian lận.
  • Không thể khai thác dữ liệu: Điểm số chỉ là phần nổi; giáo viên – trường học thiếu các công cụ để phân tích sâu năng lực.

3. Đánh giá hiện đại: từ chấm điểm đến dữ liệu học tập

Một hệ thống đánh giá hiện đại cần hoạt động dựa trên ba trụ cột chính:

  • Đồng hành liên tục cùng người học – thông qua các hình thức kiểm tra định kỳ và phản hồi ngay lập tức (Assessment for Learning).
  • Chuẩn hóa quy trình và công cụ – từ ngân hàng câu hỏi theo IRT, khung năng lực đến rubric rõ ràng, minh bạch.
  • Tích hợp dữ liệu xuyên suốt – cho phép theo dõi, phân tích và cải thiện quá trình dạy – học dựa trên dữ liệu.

4. Một nền tảng – nhiều giá trị cho các đối tượng

Đối với các trường học:

KhaothiOnline giúp giảm 50% thời gian tổ chức thi, tiết kiệm 30% chi phí và giảm 60% nhân lực cho việc chấm bài. Hệ thống cung cấp các đề thi được chuẩn hóa, tự động phân tích chất lượng câu hỏi, từ đó nâng cao tính minh bạch và độ tin cậy của kết quả đánh giá.

KhaothiOnline mang lại 3 lợi ích chính: Tiết kiệm – An toàn – Đổi mới trong việc tổ chức các hoạt động thi, kiểm tra và đánh giá.

Đối với các tỉnh/thành phố, sở/ban/ngành:

Nền tảng này hỗ trợ triển khai nhanh chóng các cuộc thi tuyên truyền chính sách, chuyển đổi số, cải cách hành chính với quy mô lên đến hàng trăm ngàn người. Ví dụ:

  • Hà Giang: hơn 300.000 lượt thi cuộc thi “Xây dựng công dân số”; 400.000 lượt thi cuộc thi Tìm hiểu về Chuyển đổi số; 804.298 lượt thi cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; và hàng trăm ngàn lượt thi khác về cải cách hành chính, Đảng bộ, Nghị quyết…
  • Huế: 27.000 lượt thi Tìm hiểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, hơn 40.000 lượt thi Tìm hiểu nền tảng Hue-S.
  • Khánh Hòa: 22.404 lượt thi cuộc thi Tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa.

Đối với các Bộ, ngành Trung ương:

Nền tảng này đang được dùng để tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp”, thu hút hơn 50.000 lượt người tham gia chỉ sau hơn ba tuần triển khai trên toàn quốc.

5. Không chỉ thi – mà là dữ liệu để hành động

Ngoài khả năng tổ chức thi linh hoạt (trên giấy – trên máy, trắc nghiệm – tự luận, giám sát trực tuyến), KhaothiOnline còn có khả năng phân tích sâu – theo từng thí sinh, từng nhóm câu hỏi, từng năng lực cụ thể.

Dữ liệu đánh giá chi tiết theo từng mục tiêu học tập giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy và học sinh chủ động cải thiện cách học để đáp ứng chuẩn đầu ra.

Các bảng điều khiển phân tích trực quan theo thời gian thực giúp các trường học và địa phương theo dõi tiến độ, hiệu quả và chất lượng của việc triển khai đánh giá – đúng với tinh thần “quản trị theo kết quả” của Nghị quyết 57/NQ-TW.

6. Kết luận

Nếu xem việc giảng dạy là phương tiện giúp người học tiến lên trên con đường tri thức, thì đánh giá chính là tấm bản đồ cho hành trình đó – cung cấp thông tin về vị trí hiện tại, khả năng vượt qua khó khăn và hướng đi tiếp theo.

Một hệ thống giáo dục dù có hiện đại đến đâu, nếu thiếu sự đánh giá đúng cách, sẽ giống như một chuyến đi không có định hướng, không biết đã đi được bao xa và còn cách mục tiêu bao lâu.

Trong kỷ nguyên số, đánh giá không chỉ là kết thúc của quá trình học tập, mà là khởi đầu của sự cải tiến. Khi được số hóa toàn diện, tích hợp dữ liệu sâu và phản hồi ngay lập tức, đánh giá sẽ trở thành một công cụ chiến lược để học sinh tiến bộ, giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy, và các trường học – địa phương – bộ ngành đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng thực tế.

KhaothiOnline, với khả năng triển khai linh hoạt, tùy biến và phân tích sâu, không chỉ thay đổi cách tổ chức một kỳ thi, mà còn góp phần định hình lại quan điểm về vai trò của đánh giá trong giáo dục số. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 57/NQ-TW, KhaothiOnline là công cụ giúp chuyển dữ liệu đánh giá thành hành động, biến mục tiêu chuyển đổi số thành kết quả cụ thể và bền vững.

Bài viết liên quan